Chi đoàn CDC tỉnh Cà Mau khám, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 300 lượt người
Cũng theo Ban Quản lý vịnh Hạ Long, từ đầu năm đến nay, lượng phao xốp, bè mảng tre trôi dạt vào các điểm tham quan khá dày, lượng rác thu gom khoảng hơn 100 tấn.Hơn 18.000 lượt sinh viên tình nguyện hỗ trợ thí sinh tại 158 điểm thi tốt nghiệp
“Thời gian như ngừng trôi giữa chiều tàn tạ
Cô gái khiến Thanh Hằng phấn khích khi đóng tiểu tam trong 'Học viện cải lương'
Trong đó, điểm sáng nổi bật về kết quả kinh doanh được ghi nhận từ mảng Thiết bị điện, Khu công nghiệp và bất động sản. Đây là kết quả kinh doanh ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức, cho thấy doanh nghiệp đã thích ứng tốt và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi.Tính riêng quý 4/2024, doanh thu thuần của GELEX đạt 10.142 tỉ đồng, tăng 16,4% so với quý 3 và tăng 25,1% so với cùng kỳ nhờ tất cả các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đều tăng trưởng tốt. Đây cũng là mức doanh thu quý cao nhất từ trước đến nay.Lợi nhuận gộp quý 4/2024 đạt 2.410 tỉ đồng, tăng 45,2% so với quý trước, tăng 108,1% so với cùng kỳ, cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi được cải thiện tích cực. Cả năm, lợi nhuận gộp là 6.766 tỉ đồng, tăng 22,8% so với năm trước.Biên lợi nhuận gộp cải thiện tích cực so với cùng kỳ và các quý đầu năm nhờ mảng thiết bị điện và vật liệu xây dựng phục hồi. Cầu phục hồi, giá bán cải thiện và việc chủ động điều tiết tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, phân phối, tồn kho giúp giảm chi phí hiệu quả. Cả năm, biên lợi nhuận gộp là 20%, tăng gần 2% so với năm 2023.Lợi nhuận trước thuế quý 4/2024 đạt 1.346 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 3.616 tỉ đồng, tăng 158,8% so với năm trước nhờ tăng trưởng mạnh của hoạt động kinh doanh cốt lõi bên cạnh lợi nhuận tài chính từ thoái vốn các khoản đầu tư.Trong đó, tăng trưởng ấn tượng đến từ mảng kinh doanh thiết bị điện do GELEX Electric quản lý với các dòng sản phẩm như dây cáp điện CADIVI, thiết bị đo điện EMIC, dây đồng CFT… Đây đều là những thương hiệu uy tín trên thị trường với nhiều năm chiếm thị phần hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ giữ vững thị trường trong nước với các mặt hàng chiến lược, các doanh nghiệp mảng thiết bị điện của GELEX còn mở rộng các dòng sản phẩm mới, gia tăng tệp khách hàng và từng bước phát triển thị trường nước ngoài phù hợp.Trong đó, nhiều sản phẩm đã ra đời như dây cáp điện chậm cháy, chống cháy CADIVI, các sản phẩm phòng cháy, thiết bị an ninh, giám sát… Đây đều là các sản phẩm thiết bị điện có hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường, phục vụ cho lưới điện thông minh đang được GELEX chú trọng phát triển.Theo Báo cáo tài chính của GELEX Electric, năm nay khối thiết bị điện ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.130 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.153 tỉ đồng, trở thành khối có đóng góp quan trọng vào kết quả chung của Tập đoàn GELEX.Ở lĩnh vực vật liệu xây dựng, năm qua, đơn vị thành viên của GELEX là Viglacera tiếp tục chiến lược "xanh hóa" sản phẩm nhằm đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế. Nhiều sản phẩm như kính siêu trắng, đá nung kết, kính Low E và Solar Control được sản xuất từ dây chuyền kính tiết kiệm năng lượng hay bê tông khí chưng áp đã dần chinh phục thị trường.Mảng Khu công nghiệp và Bất động sản tiếp tục duy trì sức hút với các dòng vốn chất lượng. GELEX cùng đơn vị thành viên đã nâng tầm các khu công nghiệp lên một vị thế mới khi đi đầu trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh để thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường, tạo ra giá trị gia tăng cao.Trong năm, mô hình mới về khu công nghiệp xanh và thông minh được đơn vị thành viên Viglacera kích hoạt tại Thuan Thanh Eco Smart IP, dự án công trình khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao (Angsana Quan Lạn Hạ Long) được bấm nút hoạt động. Viglacera còn bổ sung 839,04 ha đất KCN khi được chấp thuận đầu tư thêm 3 KCN là KCN Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa), KCN Sông Công II (tỉnh Thái Nguyên) và KCN Trấn Yên (tỉnh Yên Bái).Bên cạnh đó, GELEX và Frasers Property Vietnam cũng đã khởi công 4 trung tâm công nghiệp cao cấp theo tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế, phù hợp với mục tiêu bền vững mà Chính phủ đã đề ra.Ở lĩnh vực khác như Hạ tầng tiện ích (các dự án năng lượng và nước sạch) đều được vận hành an toàn, ổn định và tối ưu chi phí.Tại 31.12.2024, tổng tài sản của GELEX đạt 53.803 tỉ đồng. Các hệ số về khả năng thanh toán, hệ số nợ đều được cải thiện tích cực. Các hệ số về hiệu quả kinh doanh ROA, ROE được cải thiện tốt.Giá trị thương hiệu GELEX tăng 55%, thuộc Top 10 công ty gia tăng giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam năm 2024 và được VIS Rating xếp hạng A về độ tín nhiệm. Hình ảnh GELEX sôi nổi cùng nhiều hoạt động với các đối tác như Frasers Property Vietnam, Sembcorp Industries, FPT, GTEL…GELEX cũng đồng loạt triển khai các dự án chiến lược quan trọng như Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, triển khai hệ thống Quản trị Nhân sự tập trung, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, chuẩn hóa quy trình công bố thông tin, công bố đồng thời bằng tiếng Anh từ 2025…Với kết quả kinh doanh ấn tượng cùng các dự án trọng điểm được triển khai, GELEX đã và đang xây dựng một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững trong các lĩnh vực đầu tư là Thiết bị điện, Hạ tầng Khu công nghiệp, Tài chính ngân hàng và các lĩnh vực mới khác. Trong đó, GELEX sẽ lấy văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng, tăng cường hệ thống quản trị rủi ro, đầu tư vào nguồn nhân lực, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hướng đến tổ chức học tập và tiếp tục trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Chị Lý Nguyên Hương (35 tuổi), làm việc ở Khu chế xuất Linh Trung 1, TP.Thủ Đức, TP.HCM, nói: "Cuộc sống công nhân vất vả, khó khăn. Vì thế, chỉ mong sao có thật nhiều chính sách ưu đãi cho những người công nhân, để được an tâm sinh con. Có thể là xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo lân cận các khu chế xuất, công nghiệp hoặc hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em, được thuê nhà giá rẻ…".
Phái nữ cùng niềm đam mê bất tận với xu hướng menswear phá cách
Cuối tháng 2, nhiều người dùng điện thoại iPhone cho biết sau khi cập nhật ứng dụng Messenger trên nền tảng iOS lên phiên bản mới nhất, phần mềm nhắn tin thuộc Meta đã chuyển màu sắc của biểu tượng tin nhắn trên logo từ tím sang bong bóng màu xanh, đặt trên nền trắng. Trước đó khoảng 1 tuần, thay đổi này cũng diễn ra trên hệ điều hành Android. Như vậy, hiện tại logo Mesenger trên cả hai nền tảng di động phổ biến nhất đều đã đồng bộ về nhận diện.Biểu tượng ứng dụng mới trở về sử dụng 2 tông màu xanh dương - trắng giống với các logo trước đó, trừ giai đoạn 2020 đến đầu năm 2025 khi phần mềm này sử dụng màu tím theo phong cách pha trộn màu: một dải sắc tím, hồng và cam kết hợp, chuyển đổi mượt mà tạo ra tông, sắc khác nhau, không dùng màu duy nhất. Thời điểm đó, Meta cho biết sự thay đổi nhằm đồng bộ sản phẩm với Instagram - một ứng dụng khác cũng thuộc sở hữu của "ông lớn công nghệ" này.Trong lần thay đổi mới đây, Meta vẫn chưa đưa ra công bố chính thức nào. Mọi lý do hiện tại đều từ suy đoán của người dùng, trong đó có thể kể đến sự trùng hợp trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, Meta đã có một số động thái đáng kể, nghiêng theo quan điểm cứng rắn của vị tổng thống, ví dụ trong vấn đề giới tính.Bên cạnh đó, còn có những ý kiến cho rằng việc quay lại logo xanh - trắng truyền thống bắt nguồn từ việc Meta nhận thấy người dùng có sự gắn kết mạnh mẽ với thiết kế ban đầu, coi đó là biểu tượng của sự đơn giản và dễ nhận biết; hay việc hãng điều chỉnh chiến lược thương hiệu, tập trung vào phân biệt rõ ràng giữa ứng dụng, dịch vụ khác nhau thay vì tích hợp như thời gian qua...Sau gần 5 năm sử dụng logo Messenger màu tím phong cách trộn sắc trên nền trắng, người dùng đã quen khi phần mềm này nổi bật trong danh mục các ứng dụng nhắn tin của họ nên việc đổi về tông xanh - trắng đã khiến không ít chủ tài khoản nhầm lẫn và lúng túng trong việc tìm chương trình từ danh sách trên máy.Chị Việt Nga (Hà Nội) cho biết sau khi cập nhật, chị vẫn chưa thể quen với thay đổi của Messenger nên mỗi lần sử dụng dịch vụ nhắn tin này đều tốn thời gian để tìm và xác định trong danh mục ở điện thoại. "Đến khổ, chưa quen lại với xanh trắng, nên từ sáng đến giờ mỗi lần vào Messenger lại phải tìm", người dùng này tâm sự khi các phần mềm liên lạc hay dùng như Messenger, Facebook, Zalo, Telegram trên máy mình đều có tông màu tương tự nhau khiến chị không ít lần nhấn chọn nhầm dịch vụ muốn sử dụng.Nhiều người dùng điện thoại khác cũng cho biết họ mất chút thời gian lưỡng lự để phân biệt giữa các ứng dụng sau khi có sự thay đổi trên. "Facebook, Zalo, Telegram, Messenger, LinkedIn giờ đây nhìn lướt qua đều na ná giống nhau", một người dùng nói.Kể từ khi tách khỏi ứng dụng chính vào năm 2011, giao diện của Messenger đã có nhiều biến đổi rõ rệt. Ban đầu, biểu tượng chỉ là một bong bóng thoại màu xanh cùng tia sét trắng, thể hiện khả năng liên lạc tức thì và trực tiếp. Suốt các bản cập nhật năm 2013 và 2018, thiết kế này chỉ được tinh chỉnh chút ít, với nét bo tròn và phong cách gần gũi hơn, nhưng vẫn duy trì gam xanh đặc trưng của Facebook.Bước ngoặt xảy đến vào tháng 10.2020, khi Meta công bố logo hoàn toàn mới với những mảng màu phối (gradient) gồm tím, hồng và cam, lấy ý tưởng từ gam màu của Instagram. Sự chuyển đổi không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ, mà còn cho thấy chủ trương hợp nhất Messenger với Instagram Direct Messages, hướng đến tương tác xuyên nền tảng.